— Biên tập: Thanh Nguyễn - Giảng viên RIO Class —
Không phải Designer, bạn từng nghĩ Thiết kế là một điều gì đó vô cùng phức tạp? Vâng! bạn nghĩ chính xác rồi đấy! Thực sự là nó rất phức tạp. Các Designer chuyên nghiệp mất hàng năm trời nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế để có thể tạo ra một sản phẩm thiết kế không chỉ đẹp mà còn hiệu quả, dung hòa được yếu tố thẩm mỹ, cái tôi cá nhân với yêu cầu của khách hàng. Thêm nữa, yếu tố kỹ thuật cũng là một rào cản không hề nhỏ nếu muốn tạo ra một sản phẩm thú vị và thực sự ấn tượng.
Dù vậy, bạn vẫn muốn tự tay thiết kế sản phẩm truyền thông cho cá nhân, dự án hay doanh nghiệp của mình. Vậy thì sau đây sẽ là những gợi ý hữu ích dành cho bạn!
“Một vấn đề có nhiều cách giải quyết. Cũng như vậy, một sản phẩm cũng có nhiều phong cách để bạn lựa chọn, miễn sao truyền tải đúng thông điệp mà bạn mong muốn. Nếu không thể vẽ tay, hãy thử chụp ảnh! Nếu không thể làm phức tạp, hãy đơn giản hóa nó đi!”
Đừng tự làm khó mình bằng cách đặt ra những yêu cầu bất khả thi, như là việc mong muốn có được một thiết kế đơn giản nhưng lại đưa vào sản phẩm một núi thông tin vậy.
Trước khi bắt đầu với bất cứ yếu tố thẩm mỹ nào, hãy chọn lọc một cách thông minh để giữ lại những thông tin, thông điệp quan trọng và hiệu quả nhất.
Lấy Case study là thông tin xuất hiện trên một poster nhé! Thông thường, đây sẽ là các thông tin được cân nhắc để đưa vào thiết kế Poster:
“Nếu bạn không thu hút khách hàng của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên, thông điệp đầu tiên… Đối thủ của bạn sẽ làm điều đó. Bởi vì khách hàng cũng có công việc và những mối quan tâm của họ, họ sẽ không dừng lại và đọc quá lâu cho đến khi bị bạn mê hoặc, tất nhiên không phải với những đoạn văn bản dài dằng dặc và tìm mỏi mắt không thấy thông tin mà họ quan tâm.”
Chính vì vậy, hãy lưu ý: Cắt gọt thông tin thật ngắn gọn, xúc tích trước khi đưa vào thiết kế. Có như vậy, sản phẩm truyền thông của bạn mới có thể rõ ràng và khiến người xem không bị rối.
Ví dụ:
Thông tin đầy đủ (Lấy từ bài PR): Dành tặng 50 Voucher trị giá 500.000đ cho 20 bạn đăng ký sớm nhất. Chương trình diễn ra từ ngày 20.3.2016 đến 20.4.2016. Mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0989601xxx hoặc truy cập website www.xxx.vn
Cắt gọt thông tin đưa vào thiết kế:
Giống như ở bước 1, trước khi đi vào bất cứ yếu tố thẩm mỹ nào, đây là điều mà bạn thật sự cần quan tâm, bởi vì nó sẽ tạo sự đồng nhất cho thương hiệu của bạn, cho bộ sản phẩm truyền thông của bạn. Khiến khách hàng nhận ra bạn nhanh hơn dù ở bất cứ đâu.
Các yếu tố nhận diện mà mình muốn nói đến bao gồm:
Lưu ý: Thông thường, tất cả các yếu tố này đều có trong bộ quy chuẩn nhận diện của thương hiệu. Nếu chưa có, bạn cần nghiên cứu và tìm ra ngay bởi nó thật sự rất quan trọng. Hãy Liệt kê chúng ra và đảm bảo áp dụng trong tất cả các sản phẩm, không chỉ với poster.
Ví dụ về tính đồng bộ trong Font chữ và họa tiết nhận diện của thương hiệu Demand Media.
Ở bước này, bạn cần xem xét lại thông tin đã chọn lọc một lần nữa. Tất nhiên là tất cả thông tin mà bạn đã chọn ở bước 1 sẽ được đưa vào sản phẩm. Nhưng thông tin nào sẽ nổi bật nhất? Thông tin nào sẽ lớn hơn thông tin nào? Thông tin nào sẽ được đặt ở vị trí ấn tượng? Điều này phụ thuộc phần nhiều vào mục đích truyền thông của bạn thôi, chứ việc sắp xếp thì thế nào cũng được. Không tin thì bạn có thể xem 3 ví dụ sau về cách phân cấp thông tin:
Hẳn bạn cũng nhận ra trong 3 ví dụ trên, sự phân cấp thông tin có sự khác biệt một cách rõ ràng phải không? Ở ví dụ 1, thông tin cần nhấn mạnh là “Grand Opening”, ở ví dụ 2 là “-50% cho tất cả các Sp”, ở ví dụ 3 là Tên thương hiệu “BRAND NAME – GRAND OPENING”.
Vậy thì ở bước này, bạn hãy phân cấp thông tin theo thứ tự quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất, ví dụ:
1st. GRAND OPENING
2nd. -50% cho tất cả sản phẩm
3rd. Ngày tháng
4th. Thương hiệu và thông tin liên hệ
Với cách phân cấp thông tin trên thì Poster ở ví dụ 1 đang làm tốt vài trò của mình.
Sau khi đã phân cấp thông tin một cách chi tiết, ở bước này, bạn hãy sắp xếp thông tin của mình thành các cụm chữ rõ ràng cho sản phẩm. Có nhiều giải pháp để phân cấp thông tin, tuy nhiên, một giải pháp phổ biến và thường được sử dụng vì nó tạo hiệu quả mạnh nhất đó là giải pháp về “tỉ lệ”. Hãy để sự chênh lệch về tỷ lệ được thấy một cách rõ ràng. Cụm chữ chính có thể lớn gấp đôi, gấp 3 so với các cụm chữ thông tin phụ hơn. Đừng lo sợ và nên mạnh tay với việc này, bởi nếu không bạn có thể gặp phải trường hợp các thông tin và thành phần trong thiết kế bị dàn trải.
Lưu ý: Nếu không tự tin xử lý tốt với các dạng font chữ phức tạp, hãy sử dụng các font chữ đơn giản và trung tính hơn như Font có chân hoặc font không chân.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng font chữ đặc biệt, vậy thì thật tiết chế khi sử dụng các dạng font viết tay và trang trí để tránh bị rối mắt. Chỉ nên nhấn, không sử dụng tràn lan trên sản phẩm.
Ở một số ví dụ sau đây, tác giả của các sản phẩm truyền thông này chỉ sử dụng font chữ viết tay, trang trí trong một số vị trí được coi là điểm nhấn của bộ sản phẩm: “Wanderlust”, “Concert”, “Breakfast”. Các font còn lại đa phần được đưa về dạng font cơ bản có chân hoặc không chân để tránh gây rối mắt.
Đây là bước tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Mình sẽ không nói quá chi tiết bởi vì sẽ dành một bài viết riêng cho phần này sau. Tuy nhiên, mình sẽ cung cấp cho bạn một số lưu ý khi chọn lựa và sử dụng hình ảnh.
Mình lấy một ví dụ điển hình để bạn hình dung.
Trên đây là các sản phẩm truyền thông đơn lẻ và áp dụng cho nhiều chương trình khác nhau của Đại học quốc tế RMIT. Tuy nhiên, chỉ cần mới nhìn qua một Billboad trên đường, chưa cần nhìn logo mình đã có thể nhận ra đó là một campaign của Đại học RMIT bởi tính nhận diện về hình ảnh và họa tiết quá mạnh. Việc sử dụng hình ảnh đen trắng xuyên suốt cộng với line đỏ vắt qua trong tất cả các sản phẩm truyền thông chính là việc cố tình áp dụng yếu tố nhận diện một cách đồng nhất.
Dưới đây là bộ nhận diện của JOLO Education. Ngoài một bộ nhận diện xuyên suốt bao gồm Logo, font chữ, màu sắc & họa tiết nhận diện, họ còn đầu tư chụp một bộ ảnh với đồng phục nhân viên đồng nhất và xuyên suốt áp dụng trên tất cả các phương tiện truyền thông của mình.
Hình ảnh ấn tượng và khác biệt.
Chắc bạn không muốn thương hiệu của mình giống với bất cứ thương hiệu nào khác có cùng lĩnh vực trên thị trường ? Vậy thì hãy thực sự khác biệt từ nội dung cho đến hình ảnh.
Hãy cùng xem một vài ví dụ sau đây:
Nếu 5-10 năm trước đây, bạn thường thấy phong cách chụp ảnh sản phảm của các hãng thời trang online là như sau:
… đặt bộ đồ trên một nền màu trơn (thường là trắng hay đen) sau đó chụp và up lên, thì hiện nay, việc chụp ảnh sản phẩm thời trang để quảng cáo đã thực sự có nhiều khác biệt. Từ việc chụp bộ đồ trên một nền màu trơn, ta có việc chụp người mẫu trên nền trơn, chụp người mẫu trên đường phố, chụp mix đồ và chụp concept….
Hoặc bạn có thể tham khảo một concept chụp hình hoàn toàn khác biệt của Lacoste trong một Campaign của họ…
Mỗi một thương hiệu ngoài việc mong muốn hình ảnh của mình đẹp đẽ và ấn tượng, thì việc thể hiện một cách khác biệt cũng làm họ trở nên nổi bật và dễ dàng nhận biết hơn. Bạn thì sao ? Hãy suy nghĩ nhiều hơn về phong cách ảnh khiến cho bạn trở nên độc nhất và khác biệt nhé.
Đây có lẽ là bước mà bạn sẽ phải bỏ nhiều công sức nhất để có được một sản phẩm cuối cùng hoàn thiện sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu cần thiết trong tay. Tuy nhiên nếu bạn đã có sự chuẩn bị chu đáo ở những bước trước đó, vậy thì ở bước này, đơn giản chỉ là cùng chơi một trò chơi xếp hình, trong đó các mảnh ghép lớn nhất bao gồm: Cụm chữ đã phân cấp, hình ảnh, màu sắc đã lựa chọn, và họa tiết nhận diện đặc trưng.
Ở bước này, điều quan trọng là bạn phải thực hiện thật nhiều phép thử để có thể lựa chọn ra được phương án sắp đặt hợp lý và hiệu quả nhất. Không chỉ bạn mà các Designer cũng phải làm điều này bởi đôi khi việc tưởng tượng sẽ khác nhiều so với việc bắt tay vào thực tế.
Những lưu ý khi Mix các yếu tố lại với nhau:
► Cần đảm bảo các phần của cụm chữ không bị rối hoặc bị lẫn với hình – không nhìn được rõ thông tin. Tốt nhất hãy lựa chọn một khoảng trống hợp lý, hoặc tự tạo khoảng trống trên hình để đặt cụm chữ. Nếu không, cần một giải pháp trung gian ví dụ như đặt một mảng màu ở ngay dưới cụm chữ.
Ở ví dụ trên đây, với cùng một hình ảnh làm background, chúng ta có 3 cách xử lý khác nhau.
Cách đầu tiên là lợi dụng một khoảng trống trên ảnh để đặt cụm thông tin một cách rõ ràng và nổi bật. Nhược điểm của cách này là bị phụ thuộc vào hình ảnh, sau khi đặt cụm chữ vào, tổng quan sản phẩm có thể bị bí bách vì cụm chữ đã lấp đi mất khoảng trống còn lại trên hình.
Cách thứ hai là đặt chữ trên mảng màu và đặt trên hình, Cách này cho bạn sự chủ động nhiều hơn và không bị phụ thuộc vào khoảng trống trên hình. Nhược điểm của nó là đôi khi bạn có thể sẽ che mất chi tiết của hình. Giải pháp là cố gắng tránh che mất những thành phần quan trọng hoặc điểm chính của hình.
Ở giải pháp thứ 3, khoảng trống ở phía trên ảnh đã được cố tình mở rộng ra để tạo một không gian thoáng hỗ trợ bạn đặt cụm chữ một cách rõ ràng và ấn tượng, không bị chi tiết của hình ảnh chi phối.
Cùng xem một số sản phẩm tham khảo nữa nhé:
Giải pháp thêm một mảng màu ở dưới cụm chữ trước khi đặt thông tin lên hình.
Trong trường hợp bức ảnh của bạn quá nhiều chi tiết và không tìm được cách để đặt cụm chữ, bạn có thể cân nhắc việc dùng Photoshop để Cut-out đối tượng chính của bạn để làm mọi chuyện trở nên đơn giản hơn giống như ví dụ sau đây:
Nếu quyết định đặt thẳng cụm chữ lên hình ảnh của mình, bạn cần xử lý hình ảnh để chi tiết của hình không tác động lên cụm chữ gây rỗi mắt. Ví dụ:
Làm mờ một phần của hình ảnh
Trải một lớp lên trên hình hình để làm giảm bớt độ tương phản và dung hòa các chi tiết trên hình
… Ngoài ra còn rất nhiều giải pháp khác mà bạn có thể tự nghĩ ra ngoài những gợi ý trên để giải quyết vấn đề thông tin – hình ảnh này…
► Không nên chia nhỏ quá nhiều các cụm thông tin và hình ảnh, đặc biệt mỗi phần đặt ở một nơi rải rác trong hình – điều này sẽ làm thiết kế của bạn phân tán thị giác người xem. Nên chia thành một số cụm chính và sắp xếp tập trung để mang lại hiệu quả yếu tố điểm nhìn (Ví dụ: 1 khối chữ chính – 1 khối chữ phụ - 1 khối hình chính – 1 khối hình phụ - Logo)
Trong ví dụ trên, tỷ lệ cũng như giải pháp sắp xếp các thành phần trong sản phẩm đang bị phân tán thành nhiều phần và nhiều vị trí trong sản phẩm.
Xử lý lại một chút về tỷ lệ của các thành phần và tập trung hơn trong cách sắp đặt, bạn có một sản phẩm rõ ràng hơn về tính chính phụ và đỡ bị “loạn thị” hơn.
► Đảm bảo các yếu tố nhận diện thương hiệu đã lựa chọn (Font chữ, màu sắc, hình ảnh, họa tiết)
Ở bước cuối cùng này, sau khi đã có sản phẩm hoàn thiện, hãy tự đánh giá lại một lượt theo check-list sau đây để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đủ các tiêu chí chất lượng mà bạn mong muốn. Tự bạn có thể bổ sung thêm và tạo thành một check list kiểm định chất lượng sản phẩm của riêng bạn.
Trên đây là 6 bước cơ bản RIO gợi ý để bạn có thể tự tạo cho mình một Poster đơn giản với đầy đủ thông tin quan trọng cũng như những gợi ý về cách lựa chọn, sắp xếp các thành phần ở bên trong.
Để hiểu rõ hơn nữa về 6 bước này, mời bạn theo dõi tiếp phần 2 của bài viết với việc phân tích một case Study giả định từ bước 1 cho đến bước 6 nhé.
Tham khảo một số bài viết sau đây để có thêm gợi ý về cách sắp đặt tại http://class.rio.vn/blog-7
wink emotico))